Hiểu đúng về bệnh suy thận mạn tính – Cách điều trị hiệu quả
Theo chia sẻ của Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người mắc bệnh suy thận mạn tính ngày càng gia tăng. Hiện trên thế giới có 10% dân số mắc bệnh. Dự báo con số này sẽ gia tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trước thực tế đáng báo động này, mỗi người chúng ta cần chủ động tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả qua những chia sẻ đáng giá từ V Live International.
Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính
Bệnh tiểu đường và huyết áp thấp là hai nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh.
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao gây cản trở khả năng lọc bỏ chất thải của thận. Theo thời gian, thận bị tổn thương nghiêm trọng và không còn khả năng lọc thải như ban đầu. Lúc này, albumin – một loại protein cần thiết để duy trì sức khỏe sẽ thoát ra khỏi máu và đi vào nước tiểu để ra ngoài.
- Bệnh huyết áp cao: Có thể gây phá vỡ các mạch máu trong thận, khiến thận hoạt động suy yếu và mất dần khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ gây tích tụ trong máu, là nguyên nhân gây tăng huyết áp cao hơn nữa, tạo ra một chu kỳ nguy hiểm.
Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây cũng có thể gây suy thận mạn như nhiễm trùng, bệnh thận đa nang, sử dụng thuốc gây độc tính với thận, hẹp động mạch, viêm mạch IgA, ngộ độc kim loại nặng, hội chứng tan máu tăng ure máu…
Cảnh báo triệu chứng suy thận mãn tính sớm
- Đầy bụng, buồn nôn
- Biếng ăn, ăn không ngon
- Mệt mỏi kéo dài
- Rối loạn giấc ngủ
- Chuột rút cơ bắp
- Da khô, sần, mẩn ngứa
- Phù chân, mắt cá
- Đi tiểu nhiều lần
- Huyết áp cao khó kiểm soát
- Khó thở
- Đau ngực
Các dấu hiệu của bệnh thường không đặc hiệu, bạn khó có thể nhận biết cho đến khi xảy ra các tổn thương nghiêm trọng. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng trên hãy đi kiểm tra sức khỏe để có thể phòng ngừa và điều trị sớm.
Các giai đoạn của bệnh thận mạn tính
- Giai đoạn 1 (giai đoạn khởi phát): Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) > 90 mL/phút.
- Giai đoạn 2 (giai đoạn nhẹ): Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) = 60 – 89 mL/phút.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn trung bình): Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) = 45 – 59 mL/phút.
- Giai đoạn 4 (giai đoạn nặng): Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) = 15 – 44 mL/phút.
- Giai đoạn 5 (giai đoạn cuối): Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) < 15 mL/phút.
Biến chứng nguy hiểm khi bị thận mạn tính
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi thận của bạn không còn tạo đủ erythropoietin (EPO). Điều này, gây ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tế bào hồng cầu và giảm lượng cung cấp oxy cho các cơ quan và mô quan trọng.
Một khi người bệnh bị thiếu máu sẽ gây tổn thương đến quá trình hoạt động của các cơ quan tim và não, gây nên các bệnh lý liên quan như suy tim, đột quỵ.
Xương yếu
Thận khỏe mạnh sẽ giúp duy trì cân bằng canxi và photpho trong máu. Khi chức năng thận suy yếu hàm lượng photpho không được loại bỏ, dẫn đến giảm canxi trong máu. Theo thời gian, xương dần bị biến dạng và các khớp bị sưng phù gây khó khăn trong việc vận động.
Bệnh Gout
Đây là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của axit uric trong khớp. Phần lớn, axit uric sẽ được thận bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi chức năng của thận bị suy giảm, lượng axit này có thể kết tinh và lắng đọng trong khớp gây ra các cơn đau gout đột ngột và dữ dội.
Biến chứng tim mạch
Tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đặc biệt là những bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Tình trạng huyết áp cao, khó kiểm soát có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ bất cứ lúc nào.
Biến chứng phổi
Ở những giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt nguy hiểm như phù phổi, viêm phổi, tràn dịch phổi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tăng áp lực động mạch phổi và tích tụ dịch trong cơ thể.
Rối loạn nước và điện giải
Ngoài chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải ra, thận còn có khả năng điều chỉnh cân bằng nước và điện giải. Cụ thể là duy trì kali, natri, canxi, photpho trong máu. Lượng kali, natri tăng cao là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh hay gặp phải, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vọng.
Khi thận của bạn không hoạt động tốt, có thể gây ra nhiều biến chứng với tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài 6 biến chứng nguy hiểm mà V Live International chia sẻ trên, người bệnh sẽ phải gặp các rối loạn lipid máu, hệ tiêu hóa suy yếu, rối loạn chức năng tình dục….
Cách điều trị suy thận mạn hiệu quả nhất hiện nay
Điều trị nguyên nhân
Bác sĩ sẽ tìm hiểu để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm làm chậm hoặc kiểm soát nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có thể tiếp tục phát triển sang giai đoạn nặng hơn nếu người bệnh có các bệnh lý nền như đái tháo đường, huyết áp cao mặc dù đã được sử dụng thuốc để kiểm soát.
Điều trị biến chứng
Biến chứng nguy hiểm của suy thận mạn có thể được kiểm soát thông qua việc sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II. Thuốc điều trị huyết áp cao ban đầu có thể làm giảm chức năng thận và thay đổi mức điện giải. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc lợi tiểu và chế độ ăn ít muối.
- Thuốc giảm sưng: Cơ thể bệnh nhân suy thận mạn tính thường rất hay bị giữ nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến sưng, phù nề tay, chân. Do đó, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để cơ thể cân bằng chất lỏng.
- Thuốc bảo vệ xương: Bổ sung canxi, vitamin D là một trong những điều quan trọng mà người bệnh cần phải thực hiện. Bạn có thể dùng thuốc có chứa các chất kết dính phosphate để giảm lượng phosphate trong máu cũng như bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương do sự lắng đọng canxi.
- Thuốc điều trị máu: Việc bổ sung hormone erythropoietin, sắt sẽ giúp tăng cường sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn chặn các biến chứng do thiếu máu gây ra.
- Thuốc làm giảm cholesterol trong máu: Đa phần người bệnh đều có mức cholesterol xấu tăng cao thường phải đối diện với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng statin để giảm cholesterol.
Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối
Đối với những bệnh nhân không may rơi vào giai đoạn cuối của bệnh suy thận mạn, thường sẽ được bác sĩ chỉ định ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Sau đó, người bệnh cần phải uống thuốc duy trì trong suốt quãng đời còn lại để các cơ quan mới không bị cơ thể đào thải.
>> Xem thêm: Bệnh suy thận mạn tính có chữa được không? Khám phá ngay
Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh
Đối với bệnh nhân suy thận mãn tính, cơ hội hồi phục chức năng thận gần như là không thể. Việc lạm dụng thuốc quá mức đôi khi lại gây tác dụng ngược đến khả năng hoạt động của thận. Do đó, việc sử dụng thực phẩm bổ sung với các thành phần tự nhiên là một trong những giải pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh an toàn và hiệu quả.
Bộ 3 sản phẩm V Live bao gồm V Oxy+, V Neral và V Trition là giải pháp cực kỳ dinh dưỡng cho người bệnh. Trong đó, V Oxy+ làm nhiệm vụ chính trong việc cung cấp oxy, tăng cường sản sinh hồng cầu. Đặc biệt cần thiết cho các bệnh nhân thiếu máu.
Bệnh cạnh đó, V Trition cung cấp 36 loại axit béo tốt cho cơ thể giúp tăng cường chức năng của các cơ quan tiêu hóa, cân bằng đường huyết, mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Cuối cùng, V Neral là sản phẩm giữ vai trò chủ vận trong việc cung cấp canxi, vitamin D ngăn ngừa các bệnh về đau nhức xương khớp, loãng xương, dồn xương – một trong những triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh không thể tránh khỏi.
Sự kết hợp của bộ 3 sản phẩm sẽ đi vào cơ chế người dùng theo nguyên tắc chữa lành từ sâu trong tế bào. Sản phẩm cung cấp 160 dưỡng chất thiết yếu giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa tối đa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
V Live cải thiện bệnh tiểu đường, suy thận và ung thư cổ tử cung
Một số câu hỏi thường gặp
1. Suy thận mạn tính có chữa hết không?
KHÔNG. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh chỉ được kiểm soát ở một mức độ nhất định và không có biện pháp nào để điều trị dứt điểm hoàn toàn.
2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn cao?
- Người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, béo phì
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, NSAID gây suy giảm chức năng thận
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý về thận như sỏi thận, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn.
3. Người suy thận nên ăn và kiêng ăn gì?
Người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như cacbonhydrat, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất thông qua các trái cây như táo, lê, cam, nho, bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu hũ và các sản phẩm từ đậu nành.
Đồng thời, hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein, photpho, natri, kali. Cụ thể như cam, quýt, bơ, chuối, khoai tây, khoai lang, thịt đỏ, trứng, cá nhiều xương.
Hy vọng, sau chia sẻ của V Live International, bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh suy thận mạn tính và tìm thấy được giải pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
V LIVE INTERNATIONAL
- Văn phòng chính: Tầng 11 Tòa nhà Agrex Tower, Số 58 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Văn phòng Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Center Point, Số 110 Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 1, tòa nhà Bưu Điện Thành phố Đà Nẵng, Số 271 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Hotline: 1900.888.676
- Fanpage: https://www.facebook.com/vlivevietnam
- Website: https://vlive-international.vn
Bài viết này hữu ích với bạn?