Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Top 7 triệu chứng, dấu hiệu

Tham vấn y khoa:

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì là điều mà nhiều người quan tâm. Đặc biệt những người ăn chay, người có hệ tiêu hóa kém và bệnh mãn tính là đối tượng dễ mắc phải.

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể. Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì là điều mà nhiều người không khỏi băn khoăn. Bởi vì đa phần nhiều người thường nhầm lẫn các triệu chứng thiếu với các triệu chứng do căng thẳng gây ra.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Những ai có nguy cơ thiếu vitamin B12?

Sự hấp thụ vitamin B12 của cơ thể phụ thuộc theo độ tuổi và thể trạng của người đó. Dưới đây là những đối tượng nên quan tâm đến thiếu vitamin B12 gây bệnh gì.

  • Người bị thiếu máu: Theo cơ chế hoạt động, khi vitamin B12 khi được tách ra khỏi thức ăn sẽ kết hợp với protein đặc hiệu để hòa tan vào máu. Nếu thiếu máu thì cơ thể khó hấp thụ B12 được.
  • Người mắc bệnh viêm teo dạ dày, niêm mạc dạ dày mỏng: Lúc này, hoạt động của dạ dày kém hơn. Điều này dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu Vitamin B12 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến ruột non: Những hại khuẩn tồn tại bên trong ruột non sẽ làm cản trở chức năng của cơ quan này.
  • Người đang sử dụng thuốc trị bệnh: Các loại thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế bơm Proton sẽ khiến B12 khó hấp thụ vào cơ thể.
  • Những người ăn thuần chay: Vitamin B12 thường có nhiều trong trứng, sữa. Những người ăn thuần chay là kiêng ăn hai thực phẩm này thì nguy cơ thiếu hụt B12 là rất cao. Cách tốt nhất là họ phải bổ sung thực phẩm chức năng chứa thành phần này.
  • Những người làm việc căng thẳng: Vitamin B12 có chức năng hỗ trợ hệ thần kinh. Nhưng nếu bạn rơi vào tình trạng stress thường xuyên, hệ tiêu hóa sẽ ảnh hưởng dẫn đến việc hấp thụ B12 cũng suy giảm.
Người bị bệnh dạ dày dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu Vitamin B12 kém

Người bị bệnh dạ dày dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu Vitamin B12 kém

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Nếu cơ thể thiếu Vitamin B12 ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ không xuất hiện triệu chứng và bệnh lý rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không được bổ sung kịp thời thì tình trạng thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cơ thể uể oải, thường xuyên hoa mắt chóng mặt

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Hầu hết những người thiếu Vitamin B12 thường bị suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức, buồn ngủ,… Nếu làm việc quá sức thì tình trạng này sẽ khỏi trong 1-2 ngày.

Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy các hiện tượng này kéo dài và không thuyên giảm có nghĩa cơ thể đang báo hiệu rằng bạn đã thiếu vitamin B12 trầm trọng. Bạn nên tăng cường nhiều thực phẩm chứa B12 và có thể đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Những người thiếu Vitamin B12 thường bị suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức, buồn ngủ

Những người thiếu Vitamin B12 thường bị suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức, buồn ngủ

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì: Hệ thần kinh bị tổn thương

Sự có mặt của Vitamin B12 luôn giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định. Khi thiếu hụt dinh dưỡng này đồng nghĩa hệ thần kinh sẽ bị tổn thương.

Điều đó khiến bạn trở nên cáu gắt, uể oải, mất tập trung, quên trước quên sau. Nếu để kéo dài vài năm thì chứng trầm cảm sẽ có khả năng xuất hiện.

Giảm thị lực

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì mà chúng tôi muốn đề cập tiếp theo là bệnh thần kinh thị giác. Bởi vì vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh. Thiếu chất này, các bệnh về mắt sẽ dễ xảy ra. Đồng thời, chứng đau đầu cũng thường xuất hiện.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, bộ 3 vitamin E, DHA và vitamin B12 sẽ giúp cải thiện thị giác hiệu quả. Đặc biệt là những người mắc bệnh tăng nhãn áp. Đây cũng là thành phần có trong các thuốc tăng cường thị lực.

Do đó, nếu bạn cảm thấy mắt bị ngứa, đau nhức thì nên bổ sung B12 trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gây đục thủy tinh thể và giảm thị lực.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì: Đó là thị lực bị giảm

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì: Đó là thị lực bị giảm

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì: Rối loạn quá trình tiêu hóa

Trong thời gian gần đây, những ca tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…được ghi nhận là do thiếu B12. Nếu không điều trị kịp thời thì nó sẽ trở thành bệnh mạn tính. Nguyên nhân là do rối loạn trong sản xuất protein ở dạ dày đảm bảo sự hấp thu Vitamin B12.

Do đó, khi có dấu hiệu thiếu B12 từ cơ thể, bạn nên bổ sung ngay thực phẩm giàu vitamin này để khắc phục kịp thời. Nếu sau thời gian tình trạng này không cải thiện, bạn bắt buộc phải tiêm bổ sung với liều lượng thích hợp dưới sự giám sát của bác sĩ.

Một số biến chứng khác

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Ngoài 3 bệnh lý phổ biến về thị lực, đường ruột và thể trạng thì việc thiếu B12 này sẽ khiến lưỡi to, trắng bệt mà mất gai lưỡi. Tình trạng thiếu máu nếu để kéo dài sẽ khiến tim bị suy giảm chức năng và phát sinh ra các vấn đề liên quan.

Ngoài ra, lưỡi bị sưng to và đỏ sẽ nặng hơn theo thời gian nếu vitamin B12 không được bổ sung đủ. Dần dần, tình trạng này sẽ dẫn đến biến chứng là mất vị giác, biếng ăn và suy nhược cơ thể.

Đồng thời, các bệnh da liễu cũng là biến chứng khi cơ thể không có đủ lượng B12. Tình trạng khô da, rụng tóc, gãy móc tay sẽ xuất hiện, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm bạn mất tự tin. Đây cũng yếu tố nằm trong danh sách này.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì: lưỡi bị sưng to và đỏ, mất gai

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì: lưỡi bị sưng to và đỏ, mất gai

7 triệu chứng thiếu vitamin B12 thường gặp nhất

Sau khi biết được thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, điều bạn cần làm là bên quan sát cơ thể để phát hiện kịp thời những dấu hiệu ban đầu.

Bởi những bệnh lý không sinh ra liền mà phải sau một thời gian cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng, các cơ quan chức năng bị tổn thương. Cho nên, nhận diện ngay ban đầu là cách để bạn ngăn ngừa bệnh xuất hiện và giảm chi phí điều trị. Dưới đây là 7 triệu chứng thường gặp:

Cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể, trong đó có việc thiếu hụt vitamin B12. Bởi khi nguồn cung cấp vitamin này giảm, cơ thể bạn tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Kết quả là bạn phải đối diện với chứng buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức và thậm chí là rơi vào trạng thái lờ đờ.

Không ít người hay nhầm lẫn các triệu chứng này với các triệu chứng xảy ra do thiếu ngủ, làm việc quá sức, stress. Tuy nhiên, khi triệu chứng này không thuyên giảm mà nặng hơn thì bạn nên các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu để được bác sĩ tư vấn.

Trạng thái lờ đờ, mất sức sống là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể thiếu B12

Trạng thái lờ đờ, mất sức sống là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể thiếu B12

Khó thở, tim đập nhanh

Như đã tìm hiểu thiếu vitamin B12 gây bệnh gì ở phần trên, khi tim thiếu oxy do thiếu máu sẽ đập nhanh và khó thở. Tim sẽ hoạt động mạnh để chuyển máu đến các cơ quan chức năng.

Nhưng khi thiếu vitamin thì việc tạo hồng cầu sẽ hạn chế, tim sẽ bị tổn thương do phải “lao lực” quá nhiều. Đồng thời, các mô sẽ thiếu oxy dẫn đến tình trạng khó thở. Nếu có triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, không nên kéo dài thời gian.

Nên xét nghiệm máu nếu tình trạng khó thở, tim đập nhanh diễn ra thường xuyên

Nên xét nghiệm máu nếu tình trạng khó thở, tim đập nhanh diễn ra thường xuyên

Chán ăn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân ra gây ra các vấn đề về tiêu hóa, trong đó thiếu vitamin B12 là một nguyên nhân. Khi tìm hiểu thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, chúng ta cũng biết là là bệnh về đường tiêu hóa.

Nếu hệ tiêu hóa bất ổn thì dạ dày sẽ không tiết dịch vị để kích thích cảm giác thèm ăn. Tình trạng đầy hơi kéo dài, việc đại tiện cũng ảnh hưởng trầm trọng.

Hầu hết những người bị thiếu B12 đều thiếu yếu tố nội tại. Đó là một loại protein do dạ dày tiết ra cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12.

Nó gắn vào B12 và đưa chúng vào ruột để thực hiện chức năng. Nếu thiếu loại protein này, hệ tiêu hóa chắc chắn sẽ không thể hấp thụ B12 được.

Hệ tiêu hóa bất ổn thì dạ dày sẽ không tiết dịch vị để kích thích cảm giác thèm ăn

Hệ tiêu hóa bất ổn thì dạ dày sẽ không tiết dịch vị để kích thích cảm giác thèm ăn

Trí nhớ giảm sút

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Theo khảo sát, những người thiếu vitamin B12 sẽ được cơ thể báo thông qua khả năng ghi nhớ.

Nếu một ngày, bạn cảm thấy cơ thể bắt đầu quên trước quên sau. Ngoài ra, tâm trạng thấp thỏm lo âu kèm theo sự bực bội vô lý. Bạn hãy nghĩ ngay đến vitamin B12.

Bởi vì thiếu vitamin B12 đồng nghĩa với sự thiếu hụt của serotonin trong não. Đây là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng. Cho nên, dấu hiệu dễ biết nhất khi cơ thể thiếu B12 là trí nhớ sa sút đáng kể.

Tê bì chân tay, tổn thương thần kinh

Biểu hiện của thiếu vitamin B12 tiếp theo đó là suy nhược các tế bào thần kinh dễ bị suy nhược. Đây là chứng bệnh chung do thiếu hụt loại vitamin nhóm B nói chung và B12 nói riêng.

Triệu chứng tê bì ở chân và tay thường xuyên xuất hiện. Nếu bạn hời hợt bỏ qua mà không khắc phục sớm thì tổn thương này sẽ chuyển biến thành bệnh dị cảm. Thời gian để trị khỏi chứng bệnh này khá lâu và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hằng ngày.

Vitamin B12 luôn có mặt trong sự hình thành myelin, Đó là một lớp vỏ màu trắng bao quanh các sợi thần kinh. Nó có chức năng làm tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh.

Thiếu loại vitamin này tay chân sẽ bị tê, mất cảm giác. Ngoài ra, tủy sống cũng dễ suy thoái. Cùng với đó là dây thần kinh thị giác, mô não và các dây thần kinh ngoại biên không tránh khỏi tổn thương.

Cho nên, vai trò của B12 rất quan trọng. Nếu không có sự bảo vệ của vitamin này thì các dây thần kinh tủy sống có thể bị phân rã và làm bạn mất thăng bằng. Đó là lý do mà những người già, những người bị bệnh thường đi đứng không vững vàng.

Tê bì chân tay do hệ thần kinh tổn thương và mất dần phản ứng

Tê bì chân tay do hệ thần kinh tổn thương và mất dần phản ứng

Làn da tái, nhợt nhạt

Một dấu hiệu nữa để bạn phòng ngừa việc thiếu vitamin B12 gây bệnh gì là sự nhợt nhạt của làn da. Khi hồng cầu không sản xuất đủ thì các tế bào da sẽ không có sức sống.

Ngoài ra, chất Bilirubin trong gan sẽ tăng cao khi không đủ máu chuyển đến. Từ đó, da bạn sẽ bị vàng và tái màu.

Xương trở nên yếu

Cũng giống như canxi và vitamin D, vitamin B12 cũng góp phần bảo vệ xương chắc khỏe. Nếu thiếu vitamin B12 thì khả năng loãng xương cũng dễ xuất hiện.

Lúc này, xương giòn hơn và dễ gãy nếu có tác động lực từ bên ngoài. Cho nên, nếu ai hỏi thiếu vitamin B12 gây bệnh gì thì câu trả lời là bị loãng xương hay đau nhức xương khớp.

Xương trở nên yếu khi thiếu vitamin B12

Xương trở nên yếu khi thiếu vitamin B12

Cách khắc phục tình trạng thiếu vitamin B12 hiệu quả

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì và triệu chứng ra sau, chúng ta đã tìm hiểu kỹ lưỡng ở các phần trên.

Mặc dù thời gian đầu, sự thiếu hụt không nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, tuổi tác càng cao, sức khỏe càng suy giảm thì việc thiếu hụt B12 sẽ trở thành một mối nguy hiểm. Cho nên, bạn cần phải khắc phục kịp thời ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu trên bằng cách:

  • Luôn bảo vệ tốt hệ tiêu hóa vì đó là cơ quan quyết định vitamin B12 có hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hay không?
  • Nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để kịp thời phát hiện bệnh
  • Không nên lạm dụng thuốc tây trong thời gian dài vì nó là nguyên nhân làm cản sự hấp thụ B12 của cơ thể
  • Nếu các dấu hiệu trên kéo dài, bạn nên đi xét nghiệm và gặp bác sĩ để tư vấn.
  • Nên tăng cường bổ sung thực phẩm chức năng nếu bạn ăn chay trường hay cơ địa hấp thụ kém B12
  • Bổ sung trái cây và các thực phẩm giàu vitamin B12 mỗi ngày.
  • Tăng cường luyện tập thể dục mỗi ngày để hỗ trợ việc hấp thụ vitamin B12 cho cơ thể

Tìm hiểu thêm: Vitamin B12 có tác dụng gì cho da và sức khỏe?

Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 mỗi ngày

Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 mỗi ngày

Lời kết

Chúng tôi đã vừa cùng bạn điểm qua các thông tin liên quan đến vitamin B12. Dựa vào đây, bạn đã hiểu thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, cách phòng ngừa và điều trị ra sao. Càng có kiến thức nhiều về sức khỏe, bạn có thể tự làm bác sĩ cho chính mình để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm.

Đó là cách bạn yêu thương bản thân mình và giúp người  thân yên tâm hơn. V Live International luôn chia sẻ các thông tin hữu ích về sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

V Live International Việt Nam

  • Trụ sở: Tầng 11 tòa nhà Agrex Tower, 58 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà Center Point, 110 Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 1, Tòa nhà Bưu Điện Thành phố Đà Nẵng, Số 271 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Liên hệ : 1900.888.676
  • Website: https://vlive-international.vn

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 vote)

Your comment