Thực phẩm bổ sung có phải là thuốc không? Phân biệt ra sao?
Thực phẩm bổ sung có phải là thuốc không? Hãy cùng V Live International tìm hiểu câu trả lời dưới bài viết này nhé!
“Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” chắc hẳn là câu nói quen thuộc với mọi người. Vậy bạn có thắc mắc thực phẩm bổ sung và thuốc khác nhau như thế nào không? Nếu tò mò thì đừng bỏ qua bài viết này của V Live International.
Thực phẩm bổ sung có phải là thuốc không?
“Thực phẩm bổ sung có phải là thuốc không” là câu hỏi được mọi người đặt ra khi muốn mua thực phẩm bổ sung. Và theo Thông tư của Bộ Y tế được ban hành ngày 23/08/2004, khái niệm thực phẩm bổ sung được định nghĩa như sau: “Thực phẩm bổ sung là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.”
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay nhiều nhà sản xuất đã quảng cáo quá đà về công dụng của sản phẩm khiến người mua không hiểu được bản chất của sản phẩm. Thực phẩm bổ sung là sản phẩm bổ sung những dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa, giúp cải thiện tình trạng bệnh của người dùng.
Cách phân biệt thuốc và thực phẩm bổ sung
Thành phần
Thuốc có dược liệu tự nhiên kết hợp với hóa dược, mang lại tác dụng mạnh hơn.
Thực phẩm bổ sung chủ yếu chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên, phần lớn theo các bài thuốc y học cổ truyền.
Mục đích sử dụng
Thuốc tác động trực tiếp vào các bộ phận trong cơ thể để ngăn ngừa, chữa trị bệnh và làm giảm triệu chứng. Thuốc bao gồm có thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm và vaccine.
Thực phẩm bổ sung: Dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Dưới đây là một số tên gọi khác của từng dạng thực phẩm bổ sung:
- Thực phẩm bổ sung
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm dinh dưỡng y học
Người kê đơn
Thuốc phải được kê đơn bởi bác sĩ, người có chuyên môn y dược học, đơn thuốc được kê phải có mục đích chữa bệnh rõ ràng.
Thực phẩm bổ sung không cần phải kê đơn, người dùng có thể tự do uống nhưng phải cân nhắc chọn sản phẩm an toàn, chất lượng.
Đối tượng sử dụng
Thuốc dùng cho người có bệnh, người bình thường không nên tự tiện dùng, có thể gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm bổ sung có thể dùng cho tất cả mọi đối tượng, kể cả người khỏe mạnh, chưa có bệnh.
Cách dùng
- Thuốc: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, thuốc có thể tiềm ẩn nguy cơ tai biến, biến chứng
- Thực phẩm bổ sung: Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài mà vẫn an toàn, không độc hại, không tình trạng phụ thuộc
Hiệu quả đối với cơ thể
- Thuốc: Phòng ngừa và điều trị bệnh, được chỉ định để tái lập, điều chỉnh hoặc chỉnh sửa các chức năng sinh lý của cơ thể.
- Thực phẩm bổ sung: Hỗ trợ phục hồi chức năng, tăng cường và duy trì các chức năng của một số bộ phận trong cơ thể. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Điều kiện phân phối sản phẩm
Thuốc chỉ được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện và có sự kiểm soát.
Thực phẩm bổ sung có thể bán nhiều nơi, kể cả siêu thị, cửa hàng hoặc bán online.
Điều kiện lưu hành trên thị trường
- Thuốc: Tất cả các loại thuốc không kê đơn hay kê đơn đang lưu hành trên thị trường đều được cấp phép và quản lý chặt chẽ bởi Cục Quản lý Dược. Thuốc đăng ký chỉ có giá trị độc quyền tối đa 10 năm. Khi gần hết hạn, thuốc sẽ được thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tác dụng hiệu quả.
- Thực phẩm bổ sung: Phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đến tay người tiêu dùng. Thực phẩm bổ sung khi lưu hành sẽ có giá trị vô thời hạn độc quyền về thời gian, không có thử nghiệm lâm sàng qua 10 năm.
Thông tin trên nhãn mác
Đối với thuốc, trên bao bì phải ghi là thuốc cùng hướng dẫn sử dụng và chống chỉ định rõ ràng.
Theo quy định, bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng của thực phẩm bổ sung phải ghi rõ nhóm thực phẩm và kèm theo thông tin về công dụng hỗ trợ chức năng bộ phận nào.
Thông tin pháp luật
Các sản phẩm thuốc trên bao bì phải in số đăng ký, lưu hành do cơ quan Bộ Y tế cấp phép (thường in trên hộp, trên vỉ thuốc và trong hướng dẫn sử dụng).
Với thực phẩm bổ sung, trên bao bì cần có Số đăng ký là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) theo mẫu: Số được cấp/số năm cấp/YT-CNTC. Ngoài ra, sau phần công dụng sản phẩm và các khuyến cáo cần có thêm ghi chú “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
Thực phẩm bổ sung có phải thuốc không? Qua cách phân biệt giữa thực phẩm bổ sung và thuốc cho thấy được thực phẩm bổ sung không phải là thuốc, nó chỉ có chức năng hỗ trợ và bổ sung các chất dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh tật.
Xem thêm: 5 + thực phẩm bổ sung nhau thai cừu trị nám tốt nhất 2023
Nên mua thực phẩm bổ sung uy tín, chất lượng ở đâu?
Thực phẩm bổ sung ngày càng phổ biến vì nó có tác dụng phục hồi sức khỏe và cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể, Nhưng để tìm được cửa hàng thực phẩm bổ sung uy tín thì chắc hẳn là hầu hết mọi người đều quan tâm. Để được mua thực phẩm bổ sung uy tín và chất lượng quý khách hàng hãy tới V Live International: Tầng 11 tòa nhà Agrex Tower, 58 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM (Cơ sở Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà Center Point, 110 Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội).
Hy vọng bài viết trên của V Live International sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Thực phẩm bổ sung có phải là thuốc không?” Bên cạnh đó, giúp bạn phân biệt được thuốc và thực phẩm bổ sung.
Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ theo thông tin:
V Live International
- Trụ sở: Tầng 11 tòa nhà Agrex Tower, 58 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Văn phòng Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà Center Point, 110 Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Đà Nẵng:Tầng 1, Tòa nhà Bưu Điện Thành phố Đà Nẵng, Số 271 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Hotline: 1900.888.676
- Website: https://vlive-international.vn
Bài viết này hữu ích với bạn?